Đất nước Việt Nam đang chuyển mình, bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, chính giai đoạn đổi thay của nền kinh tế mở cửa càng buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhìn nhận lại hệ thống đào tạo và quản trị nguồn nhân lực của mình. Giữa những khó khăn thách thức, có một doanh nghiệp vẫn luôn tự tin bởi thành công từ chính sách quản trị và đào tạo nguồn lực nhân sự của mình – đó chính là PEPSICO Việt Nam.
|
Ông Trần Trọng Gia Vinh (x)– Giám đốc Nhân sự của PEPSICO Việt Nam thay mặt lãnh đạo Công ty nhận Bằng khen do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân trao tặng.
Đang xem: Nguồn nhân lực của pepsico |
Để phát triển kinh tế, nguồn lực con người là yếu tố quyết định, để phát triển con người, giáo dục là nền tảng ưu tiên. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi xã hội có những doanh nhân tài ba cùng các nhà quản trị công nghiệp xuất sắc và một công ty chỉ có thể thành công khi xây dựng được cho mình đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, đầy nhiệt huyết cống hiến.
Định rõ tầm quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, PEPSICO Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các chương trình hỗ trợ phát triển tài năng trẻ nhằm xây dựng và chuẩn bị đội ngũ quản lý kế thừa trong tương lai. Một việc làm tưởng chừng giản đơn nhưng thực sự mang ý nghĩa chiến lược dài hạn. Thực tế cho thấy, hiếm có doanh nghiệp nào như PEPSICO Việt Nam, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các trường đại học còn tham gia tích cực vào công tác giảng dạy để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết trong sách vở với môi trường làm việc cho sinh viên.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, chính những doanh nghiệp có thiện chí hợp tác với nhà trường sẽ giúp tạo lập cầu nối thực tế kinh doanh cho sinh viên thông qua giao lưu tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện để xã hội đánh giá được năng lực thực chất của sinh viên.
Trong thời gian tới, các đơn vị cần mở rộng và đưa ra nhiều mô hình tiêu biểu trong công tác hỗ trợ của doanh nghiệp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước. Ngay cả việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công lễ tuyên dương các doanh nghiệp, nhà hảo tâm có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo vào đầu tháng 6 cũng là một đòn bẩy tích cực kích thích hoạt động này ngày càng phát triển. Trên cương vị là một cơ sở đào tạo, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ suy nghĩ đưa ra đề án thích hợp cho hoạt động gắn nhà trường với doanh nghiệp và mời gọi sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cựu sinh viên cho sự phát triển hoạt động đào tạo của nhà trường.
Tại một hội thảo về vấn đề “Giải pháp cho chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam”, ông Trần Trọng Gia Vinh – Giám đốc Nhân sự của PEPSICO Việt Nam cho biết, năng lực của người lao động Việt Nam được đánh giá rất cao, hoàn toàn có thể sánh vai cùng các nhân sự trong cộng đồng quốc tế. Cụ thể, tại PEPSICO Việt Nam, đội ngũ nhân viên Việt lành nghề và nhiệt tình với công việc được sắp xếp ở nhiều vị trí cấp cao trong công ty.
Trong khi đó, tại những quốc gia khác, người bản xứ chưa chắc có thể đảm nhận được những chức vụ quan trọng như giám đốc marketing, giám đốc nhân sự, giám đốc nhà máy…Trong số hơn 1.000 nhân viên của công ty thì chỉ có 3 người nước ngoài, còn lại là người Việt Nam. Rõ ràng, chính việc chú trọng phát triển tài năng bằng cách “ươm mầm xanh” ngay từ ngày hôm nay mới là thước đo hiệu quả cho sự thành công về quản trị nhân sự của một doanh nghiệp ngày mai.
Cũng cần nói thêm, một trong những thành công nhất của PEPSICO Việt Nam đó là đặt trọng tâm phát triển nhân lực trẻ và chất lượng cao trong dài hạn. Với cách làm này, PEPSICO Việt Nam luôn thu hút và duy trì tồn tại một đội ngũ nhân sự năng lực cao phục vụ cho kế hoạch công việc lâu dài.Cuối cùng, có thể là quan trọng hơn hết, đó là chính sách trân trọng trí thức, trọng dụng nhân tài từ hệ thống các trường đại học. Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đông Phong, sự kết gắn giữa nhà trường với doanh nghiệp là chiếc cầu nối hữu hiệu và mang lại nhiều ích lợi thiết thực cho nhà trường, sinh viên cùng doanh nghiệp. Trong đó, nhà trường được ưu thế thường xuyên cập nhật được những thông tin từ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp để bổ sung vào quá trình đào tạo.
Đối với sinh viên, việc tiếp xúc với chuyên môn ngay khi còn ngồi học ở giảng đường giúp tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tiễn, rèn luyện khả năng ứng xử, phát huy tính sáng tạo, tự tin để chuẩn bị hành trang vào đời một cách bản lĩnh. Còn về phía doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết với nhiều ước mơ, hoài bão giúp cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp đúng hướng và thêm bền vững.
Lệ Thủy